Năng lượng gió Năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Tiềm năng

Bản đồ Tiềm năng tốc độ gió tại Việt Nam. Để biết thêm chi tiết, hãy truy cập: https://globalwindatlas.info/downloads/Vietnam

Với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, các ngọn đòi và vùng cao của miền Bắc và miền Trung, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển điện gió (xem bản đồ)[20]. Theo nghiên cứu ESMAP của World Bank (xem bảng dưới đây)[21], hơn 39% diện tích khu vực của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hơn 6 m/s ở độ cao 65m, tương đương tổng công suất là 512 GW. Ngoài ra, khoảng 8% diện tích đất liền có tốc độ gió trung bình hằng năm hơn 7 m/s, tương đương tổng công suất 110 GW.[22].

Bảng 1: Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65m:[22]

Tốc độ gió

trung bình

Thấp

< 6 m/s

Trung bình

6–7 m/s

Tương đối cao

7–8 m/s

Cao

8–9 m/s

Rất cao

> 9 m/s

Diện tích (km2)197.242100.36725.6792.178111
Tỷ lệ diện tích (%)60,630,87,90,7>0
Tiềm năng (MW)-401.444102.7168.748482

Một nghiên cứu khác[23] đã chỉ ra rằng 8,6% diện tích lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng từ "tốt" đến "rất tốt" để phát triển các trạm điện gió lớn. Tỉ lệ này ở Campuchia và Thái Lan chỉ đạt 0,2%, Lào là 2,9%.[23]

Lịch sử

Trang trại gió công suất lớn đầu tiên ở Việt Nam (30 MW) được khánh thành bởi Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN)ở tỉnh Bình Thuận vào ngày 18/04. 2 dự án tiếp theo, hybrid đảo Phú Quý (6 MW) và điện gió Bạc Liêu gần bờ giai đoạn 1 (16 MW), đều được hoàn thành vào năm 2013. Không có dự án nào được bổ sung thêm vào 2014 và 2015. Quy hoạch phát triển điện gió cho 8 tỉnh: Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Ninh Thuận, Cà Mau, Quảng Trị, Sóc Trăng và Trà Vinh được công bố vào năm 2016. Cùng năm đó đã khánh thành 83 MW điện gió Bạc Liêu giai đoạn 2 và 24 MW dự án Phú lạc ở Bình Thuận. Năm 2017, điện gió Hướng Linh 2 (30 MW) ở tỉnh Quảng Trị đã được đóng lưới thành công. Tính đến cuối năm 2018, tổng công suất điện gió đã được lắp đặt ở Việt Nam đạt 228 MW. Dự án tổ hợp Trung Nam nằm ở Bình Thuận, bao gồm 40 MW trang trại điện gió (sẽ được bổ sung thêm 112 MW giai đoạn 2) và 204 MW điện mặt trời, đã được khánh thành vào tháng 4/2019.[24].

Điện gió đang có một mùa khởi sắc năm 2019, mặc dù không phát triển ngoạn mục như điện mặt trời. Tính đến hết ngày 31/05/2019, 7 nhà máy điện gió đã được vận hành với tổng công suất là 331 MW.[25].

Quy hoạch điện 7 điều chỉnh[8] đã nêu ra rằng Việt Nam sẽ có 800 MW điện gió vào năm 2020, 2.000 MW vào 2025 và 6.000 MW vào 2030.[22] Tính đến giữa năm 2019, số lượng những dự án đang được xây dựng đã gần đạt đến mục tiêu quy hoạch năm 2020, và số lượng những dự án được phê duyệt cao gấp đôi so với mục tiêu quy hoạch năm 2025.

Một vài dự án nổi bật

Trang trại điện gió Bạc Liêu

Hình ảnh trên là trang trại điện gió Bạc Liêu 99 MW, một dự án đã chứng minh tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của điện gió quy mô lớn ở Việt NamHong Thai Vo.; Viet Trung Le; Thi Thu Hang Cao (2019). “Offshore Wind Power in Vietnam: Lessons Learnt from Phu Quy and Bac Lieu Wind Farms”. Acta Scientific Agriculture 3.2. 1st Vietnam Symposium on Advances in Offshore Engineering. tr. 26–29. . Đây là dự án đầu tiên ở châu Á nằm trên bãi bồi liên triều và được hưởng mức giá FIT 9,8 cent/kWh và các điều khoản tài chính ưu đãi từ ngân hàng US-EXIM. Mặc dù việc xây dựng phức tạp hơn các dự án trên bờ, nhưng trang trại Bạc Liêu được đánh giá dễ tiếp cận hơn dự án ngoài khơi và nắm bắt được lợi thế của khu vực có sức gió mạnh mà không ảnh hưởng đến đất được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất muối (Theo CDM của dự án).

Trong tháng 4/2019, tổ hợp điện gió - mặt trời Trung Nam được khánh thành ở tỉnh Ninh Thuận, bao gồm trang trại điện gió (tổng vốn đầu tư là 4.000 tỉ đồng) và trang trại điện mặt trời (204 MW, tổng vốn đầu tư là 6.000 tỉ đồng). Giai đoạn 1 của nhà máy điện gió là có công suất là 39,95 MW. Giai đoạn 2 với công suất bổ sung 64 MW dự kiến được hoàn thành xây dựng vào Quý IV/2019. Giai đoạn 3 (công suất 48 MW) sẽ được hoàn thành vào 2020.[26] Dự án đã được hoàn thành kịp thời để hưởng lợi từ giá FIT bởi chính phủ hỗ trợ cho năng lượng tái tạo. Cùng thời gian đó, rất nhiều dự án cũng được hoàn thành và đóng điện lên lưới, dẫn tới việc vượt quá khả năng truyền tải của lưới điện, dẫn tới một vài vấn đề nghiêm trọng bắt đầu từ tháng 7/2019.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Năng lượng tái tạo ở Việt Nam //edwardbetts.com/find_link?q=N%C4%83ng_l%C6%B0%E1... http://www.vjol.info/index.php/dhcl/article/viewFi... http://documents.worldbank.org/curated/en/25254146... http://baochinhphu.vn/Xa-hoi/Bo-Cong-Thuong-kien-q... http://baovanhoa.vn/chinh-tri/artmid/417/articleid... http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/dien-... http://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_docu... http://evnhanoi.vn/tin-tuc-evnhanoi/tiet-kiem-dien... http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-n... http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-luc-viet-n...